Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Tôi không có tiền vợ vẫn đòi nợ

Em là người con gái xinh đẹp, đáng yêu, nấu ăn ngon, biết lễ nghĩa, việc nhà và việc ngoài xã hội em đều đảm. Năm đầu sau cưới, cuộc sống hôn nhân của tôi rất đẹp. Tôi làm nhân viên cho một tập đoàn lớn, lương 25 triệu mỗi tháng, đưa em 15 triệu, còn lại giữ để chi tiêu. Vợ làm nhân viên ngân hàng, trước thu nhập của em trung bình từ 15 đến 20 triệu mỗi tháng. Từ khi mang thai và doạ sinh non, em nghỉ ở nhà, mọi chi tiêu trong nhà tôi là người gánh vác.

Cuộc sống sẽ không có nhiều thay đổi và hạnh phúc nếu như tôi không quyết định nghỉ việc ở tập đoàn lớn để khởi nghiệp khi vợ vừa sinh con một tháng. Vợ khóc và tìm mọi cách thuyết phục tôi vì chúng tôi chưa Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog có nhà riêng, vẫn phải thuê, lại con nhỏ. Tôi quyết chí phải lập nghiệp để kiếm tiền cho gia đình, để nuôi con và lo cho vợ. Gia đình và em phản đối nhưng tôi vẫn quyết làm. Thấy tôi quyết tâm nên em đành đồng ý. Công việc mới thay đổi nên tôi có lấy một số vốn của vợ chồng dành dụm hồi mới cưới để làm ăn, chẳng may thua lỗ, nợ càng thêm nợ, tôi càng phải cố gắng quyết tâm nhiều hơn.

Sinh con xong nên em ở nhà bán hàng online, cuối cùng gây dựng được một cửa hàng. Thu nhập hàng tháng cũng đủ để trang trải chi tiêu trong gia đình. Em cứ như vậy vừa nuôi con vừa bán hàng, trộm vía bé nhà tôi rất bụ bẫm, ngoan ngoãn, lại thông minh hiểu chuyện. Để có những đơn hàng lớn tôi phải đi tiếp khách và ăn nhậu nhiều. Một tuần tôi phải đi đến 5 ngày, tiếp khách về cũng muộn, đa phần 2, 3h sáng mới về nhà khi vợ con đã ngủ. Thời gian để chơi với con và chăm sóc thể hiện tình cảm với vợ không nhiều. Suốt 2 năm kể từ khi tôi nghỉ việc, cuối cùng công việc của tôi cũng tiến triển, bắt đầu kiếm được thu nhập đều đặn, mỗi tháng đưa vợ 15 triệu, tuy nhiên có tháng đưa tháng thiếu. Hơn nữa trong quá trình làm ăn tôi cũng vay của vợ 300 triệu và thêm 50 triệu nữa nhưng hứa mà không trả đúng hạn.

Hôm nay chúng tôi cãi nhau. Bình thường em vẫn dịu dàng và đáp ứng tôi, giờ thì không. Vợ bảo em không đòi tôi trả nợ ngay nhưng phải cho em một cái hẹn đúng để em còn thu xếp tài chính cho gia đình, gần đây công việc làm ăn của em cũng gặp khó khăn. Tôi thấy em chẳng cần tiêu gì đến tiền nhưng cứ một mực đòi. Tôi còn nghĩ chắc em kể hết chuyện này với những người bạn, họ cười chê làm tôi càng điên tiết. Tôi thấy đã là vợ chồng phải chia sẻ khó khăn với nhau, em đòi tiền trong lúc tôi không có đồng nào trong người, đang dịch bệnh như thế này thật là ích kỷ. Hay em không còn yêu tôi nữa, có người khác bên ngoài. 2 năm vừa qua tôi không có nhiều tiền nhưng đã cố gắng hết sức để làm việc lo cho gia đình một tương lai sáng hơn chứ không lười nhác. Cuộc cãi vã ngày hôm nay khiến tôi suy nghĩ và cảm thấy chán nản với vợ. Mong được các bạn chia sẻ.

Lâm

Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

Mỹ đổi quyền riêng tư lấy an toàn xã hội trước Covid-19

Những năm gần đây, Trung Quốc thường được truyền thông Mỹ và một số nước phương Tây chê bai về việc quốc gia này xây dựng các hệ thống nhằm theo dõi, kiểm soát hoạt động của người dân. Nhưng chính công nghệ theo dõi này đã giúp Trung Quốc ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của virus Covid-19, khiến các nước từ trước tới nay vẫn buông lời chê bai phải nhìn nhận lại vấn đề.

Mỹ không phải ngoại lệ. Nhà bảo mật kiêm cây bút của tạp chí Forbes Zack Doffman viết: "Hoá ra, chúng ta bấy lâu nay cũng có một cơ sử dữ liệu theo dõi khổng lồ, chỉ chờ chính phủ khai thác".

Kho dữ liệu mà Zack Doffman nhắc đến do các công ty quảng cáo di động cung cấp cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng chính quyền các bang và địa phương đang kiểm soát Covid-19. Mọi thông tin trong dữ liệu đều được ẩn danh.

Các nhà chức trách tại 500 thành phố của Mỹ được quyền truy cập cổng thông tin trực tuyến nhằm đưa ra biện pháp kịp thời ngăn chặn nguy cơ bùng phát của bệnh dịch. Hệ thống mới còn được dùng để cảnh báo về các địa điểm vẫn còn đám đông tụ tập, mức độ tuân thủ lệnh phong toả, tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế thông qua số khách mua sắm tại các cửa hàng cũng như quãng đường di chuyển trên các phương tiện cá nhân.

chính phủ chọn sử dụng thông tin địa điểm thu thập từ các nhà khai thác mạng di động. Ảnh: AP.

Một số chính phủ chọn sử dụng thông tin địa điểm thu thập từ các nhà cung cấp mạng di động. Ảnh: AP .

Sự khác biệt giữa Mỹ và châu Âu

Ở Anh và châu Âu, để theo dõi sự tuân thủ của người dân về việc cách ly xã hội cũng như hạn chế việc đi lại giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, các chính phủ chọn sử dụng thông tin địa điểm thu thập từ các nhà khai thác mạng di động thay vì công ty quảng cáo di động như Mỹ. Tất cả cũng đều được ẩn danh. Thậm chí, GSMA - cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp điện thoại di động - đã thực hiện một buổi thảo luận về chương trình phát triển cơ sở dữ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog liệu tập trung nhằm theo dõi người dùng xuyên biên giới, tham vọng có sự tham gia của 700 nhà mạng.

Các mạng di động nắm giữ những dữ liệu quan trọng của khách hàng, từ thông tin địa điểm, cuộc gọi, tin nhắn đến những thứ liên quan đến nhận dạng, danh tính phía sau mỗi số điện thoại. Tuy vậy, những dữ liệu kiểu này thường được luật pháp kiểm soát chặt chẽ khỏi những sự tò mò không cần thiết, chỉ được dùng trong các trường hợp được đảm bảo về mặt pháp lý.

Nhưng dữ liệu từ công ty quảng cáo trên di động thì lại khác. Chúng không bị luật giới hạn như dữ liệu của các nhà mạng trong khi chứa mọi thông tin quan trọng liên quan đến người dùng. Thông qua ứng dụng trên điện thoại, chính người dùng đã cho phép các hãng quảng cáo được phép thu thập dữ liệu với đầy đủ thông số về thời gian, địa điểm và tần suất để tận dụng kiếm chác, tạo doanh thu.

Năm ngoái, một nhà nghiên cứu về bảo mật đã thực hiện dự án khảo sát trên 937 ứng dụng đèn pin trên điện thoại Android. Đây được coi là ứng dụng gần như vô hại nhất trên điện thoại. Tuy vậy, vẫn có đến 180 ứng dụng yêu cầu được truy cập danh bạ và 131 đòi thu thập thông tin địa điểm của người dùng.

Zack Doffman cho rằng nếu bất kỳ chính phủ phương Tây nào yêu cầu xây dựng hệ thống theo dõi trực tiếp trên nền tảng dữ liệu marketing như vậy, việc bị xã hội phản đối kịch liệt là dễ xảy ra. Tuy vậy, nguồn thông tin dồi dào ấy vẫn có thể được tận dụng theo cách thị trường vẫn làm: bỏ ra một khoản tiền nhỏ để mua quyền truy cập.

Đánh đổi quyền riêng tư để chọn an toàn

Theo nguồn tin, độ chi tiết của cơ sở dữ liệu mới được công bố gây sốc cho nhiều người. Bên cạnh đó, một vấn đề được đặt ra là dù tất cả thông tin đều được lưu dưới dạng ẩn danh nhưng "bức tường số" bảo vệ cho sự riêng tư của mỗi người rất dễ bị phá vỡ. Điều này từng được New York Times nêu ra trong một bài viết năm 2019.

Bài viết của New York Times chỉ ra rằng, chỉ cần thu thập thông tin di chuyển từ điện thoại, việc phát hiện ra tuyến đường quen thuộc mà một người hàng ngày đi là hoàn toàn có thể, từ đó có thể lần ra được đâu là nhà ở, cơ quan và cuối cùng sẽ xác định được chủ nhân của thiết bị là ai. Việc trùng lặp thông tin về nhà ở, cơ quan và đường di chuyển của những người khác nhau rất khó xảy ra. Về cơ bản, rào chắn mang tên "dữ liệu ẩn danh" đã mất đi tác dụng.

Theo Paul Ohm - Giáo sư luật kiêm Nhà nghiên cứu quyền riêng tư tại Trung tâm Luật thuộc Đại học George Town (Mỹ) - việc nói dữ liệu vị trí mang tính "ẩn danh" là một tuyên bố hoàn toàn sai lệch. "Thông tin định vị địa lý chính xác đến từng kinh độ hoàn toàn không thể ẩn danh được. DNA có lẽ là thứ duy nhất khó để ẩn danh hơn thông tin định vị địa lý chính xác".

Mặc dù vậy, Zack Doffman vẫn đánh giá cách làm của Mỹ là "không tệ". Theo ông, mức độ cấp thiết của việc đẩy lùi Covid-19 đã khiến các chính phủ đưa ra những sáng kiến mang tính mới mẻ và đáng ngạc nhiên. Đứng trên lập trường giám sát xã hội, việc sử dụng dữ liệu quảng cáo trên di động là một trong những phương pháp mạnh mẽ nhất và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng để sử dụng.

Trong vài tuần tới, Mỹ sẽ thảo luận về vấn đề buôn bán dữ liệu cá nhân để đảm bảo an toàn xã hội. Doffman cho rằng những dữ liệu đang được sử dụng có thể trở nên hữu hiệu hơn, thậm chí có thể sánh ngang với hệ thống giám sát mà Trung Quốc đang áp dụng.

Theo Wall Street Journal , dữ liệu quảng cáo trên điện thoại di động có thể tiết lộ mức độ tuân thủ chung dựa trên các đơn đặt hàng giao về nhà hoặc nơi trú ẩn, giúp đo lường tác động kinh tế của đại dịch bằng cách mức độ sụt giảm của khách hàng bán lẻ tại các cửa hàng, giảm trong ôtô dặm lái xe và các số liệu kinh tế khác. Tất cả sẽ sớm được hé lộ trong thời ngắn.

Đức Trí

NÓNG: Toàn bộ quân Mỹ báo động khẩn, căn cứ ở Iraq bất ngờ bị tấn công, Patriot đã khai hỏa

Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa tin nóng cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ mới triển khai tới Iraq đã khai hỏa đánh chặn nhiều mục tiêu nguy hiểm nhằm vào căn cứ ‘Ayn Al-Assad.

‘Ayn Al-Assad chính là căn cứ ở tỉnh Al-Anbar, Iraq, nơi hứng chịu đòn tập kích tên lửa đạn đạo kinh hoàng của Iran khiến hơn 100 binh sĩ Mỹ bị chấn động não phải cấp cứu cách đây không lâu.

Anadolu cho biết Quân đội Mỹ đã bắn hạ thành công các tên lửa của kẻ định trước khi chúng kịp tới được mục tiêu đã định.

Dẫn nguồn từ một quan chức Iraq, Anadolu khẳng định hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ đã bắn hạ 2 quả Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog đạn đang trên đường bay tới căn cứ ‘Ayn Al-Assad Base nằm ở phía Tây Al-Ramadi.

Trước đó, vào hôm qua, Thứ Hai (31/03/2020), Mỹ tuyên bố đã triển khai xong hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đầu tiên tới Iraq. Động thái này diễn ra chỉ vài tuần sau khi các lực lượng Mỹ bắt đầu rút quân khỏi nhiều căn cứ nhỏ trên khắp đất nước Iraq.

Tuần vừa rồi tờ New York Times cho biết Quân đội Mỹ ở Iraq đã được lệnh vào cấp báo động chiến đấu cao khi Washington nhận định các lực lượng mình tại đây có thể sẽ phải đối mặt với những đòn tấn công lớn của những nhóm vũ trang bản địa do Iran hậu thuẫn.

'Người vận chuyển' bất đắc dĩ của khu cách ly

Chiều 21/3, bảo vệ Trịnh Văn Lãm vừa nhận ca trực ở tháp A2, chung cư The Gold View, quận 4. Vốn là một nhân viên kho, vừa nhận công việc mới này được bốn hôm nên với Lãm mọi thứ vẫn còn khá lạ lẫm, thậm chí các lối lại còn chưa thuộc hết. Bỗng nhiên, một đoàn xe công an, xe chữ thập hú còi vượt qua cổng chung cư. Mọi người Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog túa ra, hối hả. Lãm còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì một rào chắn đã được dựng lên cách anh chỉ chừng trăm mét. Thang máy ngừng hoạt động. Lực lượng công an lập tức kiểm soát và ngăn những cư dân kéo vali tìm cách rời tòa nhà. Lệnh phong tỏa tòa tháp A1 được công bố.

Đến lúc này Lãm mới biết, bên tháp A1 có hai ca dương tính với nCoV. Một anh công an tiến đến vỗ vai đề nghị hỗ trợ, anh giật mình, chợt nghĩ: "Không lẽ số mình xui vậy?".

Hôm đó Lãm ở lại hỗ trợ lực lượng chức năng đến nửa đêm.

Anh Lãm đang bấm giấy ghi tên số phòng vào hộp cháo để mang lên cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Anh Lãm đang bấm giấy ghi tên số phòng vào hộp cháo để mang lên cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Trở về nhà mệt nhoài, vợ anh đón từ cửa với vẻ mặt lo lắng. "Dù gì cũng mới làm mấy ngày, hay anh nghỉ việc đi", chị Thái Thị Kiều Trinh nói. Mối lo lớn nhất của chị là chồng có thể lây nhiễm Covid-19. Đêm đó, Lãm nằm suy tính rất lâu rồi quyết định "Công việc của mình là tháp A2. Ở đó vẫn an toàn".

Sáng hôm sau, vừa vào đến cổng chung cư, đập vào mắt anh là hàng chục shipper và người thân của các cư dân vận chuyển đồ tiếp tế đến. Khu vực bị phong tỏa nên họ chỉ có thể đứng ngoài. Những cú điện thoại trong gọi ra, ngoài gọi vào với đủ sự hối hả và sốt ruột nhưng không ai biết cách nào để người bên trong nhận được đồ.

Lãm xung phong nhận chuyển đồ lên từng phòng. "Ai cũng sợ nguy hiểm, mình không làm thì ai làm", anh nghĩ bụng. Vậy là sáng hôm đó, anh bảo vệ của tháp A2 "được" chuyển sang tháp A1. Những xe hàng chất đầy liên tục đổ bộ xuống cổng chung cư, Lãm bấm thang máy, đẩy xe ngước nhìn số căn hộ rồi lục tìm hàng hóa trong xe đẩy. Cứ thế, anh gõ cửa từng nhà giao đồ.

Ngày đầu bị phong tỏa, bảo vệ Trịnh Văn Lãm tăng ca đến 22h. Khi cởi bộ đồ bảo hộ ra, mồ hôi ướt đẫm như tắm. Sau một đêm, hai bàn chân xuất hiện mười mụn nước to, sưng tấy, mỗi bước đi là một bước đau nhói. Anh lấy kim đâm thủng mụn nước, bôi thuốc rồi xỏ giày, tiếp tục đến chung cư làm việc. Hôm ấy, có những lúc Lãm tưởng như nhấc không nổi vì đau rát, nhưng nhìn những phần cháo nóng hổi cứ nguội dần, anh lại tự nhủ: "Người ta đang cần thì mình giúp thôi". Nhiều bảo vệ ở đây từ chối công việc này.

Bị cách ly nhưng có một căn hộ, mỗi ngày đều đặt mua trà sữa 4-5 lần. "Tôi chuyển đến nhà này riết thấy quen mặt, đang cách ly họ có thể nghĩ đến việc hạn chế một chút", anh nói.

Anh Nguyễn Lê Quang Hội, tổ trưởng tổ dân phố ở tháp A1, kể: "Những ngày đầu cư dân được tiếp tế và đặt đồ ăn online rất nhiều khiến anh Lãm bận rộn cả ngày, thậm chí là tăng ca. Tôi đã có nhắc nhở chỉ nên mua những thứ cần thiết, đồ ăn vặt nên bớt lại".

Vì có sự nhắc nhở của anh Hội, nên khoảng 5 ngày nay, Lãm không phải làm tăng ca đến 22h nữa. Anh được về nhà lúc 19h.

Khi cách ly, cư dân được phường hỗ trợ một ngày hai bữa cơm, nhưng đồ ăn sáng hay đồ ăn vặt họ vẫn thường xuyên đặt online, Lãm không thể nhớ nỗi một ngày mình chuyển bao nhiêu chuyến hàng. Ảnh: Cư dân cung cấp.

Khi cách ly, cư dân được phường hỗ trợ một ngày hai bữa cơm, nhưng đồ ăn sáng hay đồ ăn vặt họ vẫn thường xuyên đặt online, Lãm không thể nhớ nỗi một ngày mình chuyển bao nhiêu chuyến hàng. Ảnh: Cư dân cung cấp.

Mặc dù đã được cán bộ y tế phường hướng dẫn mặc đồ bảo hộ, rửa tay thường xuyên nhưng Lãm vẫn sợ ảnh hưởng đến vợ con. Anh định ở lại chung cư đến khi thời hạn phong tỏa, nhưng không yên tâm để vợ con ở nhà trọ hàng đêm. Vậy là mỗi tối về nhà Lãm tắm rửa thật kỹ, tự giặt quần áo của mình. "Từ hôm đó, hai mẹ con ngủ một góc, ảnh nằm một góc", chị Kiều Trinh nói.

Ngày thứ tư ở trong nhà, gia đình chị Huỳnh Thị Ngọc Lan (42 tuổi), sống ở tầng 18 đã hết thực phẩm dự trữ. 8h15 sáng, người thân nhắn tin báo đồ đã được gửi cho bảo vệ nhưng đến 9h30 chị Lan mới nhận được hàng. Giao túi đồ tận tay, Lãm xin lỗi vì mình giao đồ đến trễ khiến chị chờ lâu. "Tôi chưa kịp cám ơn thì bất ngờ khi anh ấy nói xin lỗi, anh ấy đâu có lỗi gì, chẳng phải vì tôi mà anh ấy phải làm thêm việc sao?", chị Lan tự hỏi.

Sau những ngày "sống chậm", chị thấy việc mình ở lại là đúng đắn dù khoảnh khắc nghe tiếng cửa thông tầng đóng sầm lại để phong tỏa, chị Lan đã hối hận tại mình không đi khỏi đây như nhiều người khác.

"Suốt gần 20 năm ở qua ba cái chung cư, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận rõ nhất về tình người hoạn nạn có nhau, từ chính quyền địa phương đến anh bảo vệ", chị Lan nói.

Ngày hai bữa, lãnh đạo, dân quân và tình nguyện viên phường 1 , quận 4, tập trung lại giao cơm cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Ngày hai bữa, lãnh đạo, dân quân và tình nguyện viên phường 1, quận 4, tập trung lại giao cơm cho cư dân. Ảnh: Diệp Phan.

Ở tầng 29, căn hộ của anh Trần Gia Toàn cách căn hộ của hai người nước ngoài nhiễm bệnh chỉ vài bước chân, mấy hôm nay hạn chế mở cửa. Vợ anh, chị Phạm Thị Ngọc Hà đang mang thai tuần thứ 38.

Tuy đang ở những ngày cuối thai kỳ, nhưng mấy ngày nay, chị Hà vẫn ăn những phần cơm của phường phát đều đặn mỗi ngày hai bữa. "Cơm ngon, canh nóng với nhiều món đầy đủ dinh dưỡng nên gia đình cảm thấy rất yên tâm", anh Toàn nói.

Vì lệnh phong tỏa bất ngờ nên ngày đầu tiên, vợ chồng anh Toàn phải cầu cứu bà ngoại gửi một túi rau lớn vào. Kể từ đó đến nay, gia đình anh không đặt thứ gì qua mạng bởi thấy hài lòng với sự chăm lo của chính quyền địa phương. Hơn nữa, anh Toàn không muốn làm phiền quá nhiều đến "shipper Lãm".

12h30, Lãm ráng nhấc chân giao nốt một hộp cháo cho một cư dân ở tầng 22. Đồ ăn nóng đựng trong hộp xốp hay những cốc cà phê đá, thường được lãm ưu tiên giao trước. "Những thứ như vậy nếu giao trễ chừng 10 phút thôi thì không còn ngon nữa", anh giải thích rồi đẩy chiếc xe lăn bánh.

Mong ước của Lãm là chung cư này không có ai bị nhiễm bệnh nữa. "Nếu không tôi và vợ con là những người tiếp theo bị cách ly", anh kéo khẩu trang thở dốc, trước mặt anh, những túi đồ mới lại được giao đến.

Diệp Phan

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay

Cố diễn viên Mai Phương đã về với đất mẹ sáng ngày 30/03, để lại trong lòng người thân, bạn bè, các nghệ sĩ sự tiếc thương, đau xót. Khi còn sống, Mai Phương lúc nào cũng mang đến sự lạc quan, vui vẻ cùng nụ cười hiện rõ trên môi. Kể cả khi bệnh tật kéo Mai Phương ngã quỵ, cô vẫn giữ được tinh thần ấy.

Mai Phương mạnh Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog mẽ, bởi bên cạnh cô có con gái nhỏ chỉ chưa đầy 7 tuổi, cô có những người bạn lúc nào cũng yêu thương, cô có chị Ốc Thanh Vân, có người bạn MC Bảo Như. Họ đã sát cánh cùng Mai Phương từ khi cô còn khỏe mạnh, lúc đau đớn vì bệnh tật và lo hậu sự cho cố diễn viên thật tươm tất đến lúc cô nhắm mắt xuôi tay.

Tình bạn của cố diễn viên Mai Phương và nghệ sĩ Ốc Thanh Vân ai ai cũng tỏ

Còn nhớ, khi Mai Phương phát bệnh, Ốc Thanh Vân là một trong số nghệ sĩ xuất hiện đầu tiên, ở bên cạnh, lo toan, kêu gọi quyên góp để nữ diễn viên có thể yên tâm vượt qua giai đoạn khó khăn cuộc đời. Ốc Thanh Vân cũng khẳng định sẽ lo lắng cho con gái của Mai Phương, nữ diễn viên chỉ cần giữ tinh thần thật mạnh mẽ, phải sống kiên cường không chỉ vì bản thân, vì con cái mà còn là vì rất nhiều người vẫn luôn yêu quý và sẵn sàng đồng hành cùng Mai Phương, dù cho đoạn đường phía trước chắc chắn còn rất nhiều khó khăn.

Cũng trong suốt khoảng thời gian Mai Phương chạy chữa bệnh tật, Ốc Thanh Vân là người luôn đồng hành. Tình bạn có nhau lúc vui đã khó kiếm, bên nhau lúc hoạn nạn thế này quả là mò kim đáy bể.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 1.

Đến khi Mai Phương đi, Ốc Thanh Vân cũng lại chạy đến, cô đau đến không thở được: "Sát bên Mai Phương những ngày cuối cùng nhưng mình không chia sẻ gì vì Phương không muốn. Và vì khá nhiều điều nội bộ rối ren không thể nói hết được. Rối lắm. Đau xót lắm. Mới hôm qua còn ở bên em. Giờ Ốc đang chạy lên với em, đường xa. Dù biết trước nhưng vẫn cảm thấy không thở được" . Rồi những ngày sau đó, bên linh cữu Mai Phương, Ốc Thanh Vân vẫn túc trực, lo hậu sự tươm tất.

Trên trang cá nhân, Ốc Thanh Vân nhớ về chuyến đi Bhutan hồi tháng 4/2019, nhớ cả nụ cười và những giọt nước mắt của cố diễn viên Mai Phương khi đến được miền đất hạnh phúc. " Nhìn em nằm đó mà tự nhiên nghĩ: ừ, thôi vậy đi. Em được ngủ rồi. Bao nhiêu ngày rồi có được ngủ đâu. Thức trắng cả ngày lẫn đêm, cứ ngồi rồi gục cái đầu xuống. Tư thế đó làm em đỡ đau vì những điểm di căn hành hạ thân thể tan nát. Em tỉnh táo gần như đến lúc cuối cùng. Không nói được nhưng chị đến là biết, mắt nhướn lên nhìn, miệng nói khẩu hình "Ốc, Ốc", cấu cấu cái tay chị, cấu mạnh lắm. Muốn nói nhưng chỉ được vậy thôi. Bao nhiêu đau đớn, khổ ải. Bao nhiêu cùng cực, vật vã. Giờ thì ngủ thôi em ạ. Không phải nhọc hết sức mà dậy nữa. Chị đã thương em thì sẽ mãi thương em. Em tôi, Mai Phương" - Ốc Thanh Vân thắt lòng chia sẻ.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 3.

Và còn một người bạn nữa, vẫn luôn ở bên cạnh cố diễn Mai Phương - MC Bảo Như

Bảo Như và Mai Phương cùng hát chung trong chương trình "Bước chân hai thế hệ" cách đây 10 năm. Chính những người trong cuộc cũng không nghĩ là có thể thân thiết và bên nhau bền bỉ đến cả một thập kỷ. Hai nghệ sĩ còn xưng hô với nhau là vợ chồng, Mai Phương là vợ còn Bảo Như là chồng. Nữ MC chứng kiến từng cột mốc trong cuộc đời Mai Phương, cả khi cố diễn viên sinh con đến lúc oằn mình trong những cơn đau của căn bệnh ung thư quái ác.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 4.

Cố diễn viên Mai Phương từng viết những dòng thư đầy cảm xúc cho người bạn của mình: "Bạn tôi sôi nổi, nhiệt tình lắm nên chịu khó nói chuyện, chia sẻ, còn tôi thì khó nói chuyện và chia sẻ hơn. Dần dà 2 đứa nói chuyện nhiều hơn, tôi cũng chịu khó chia sẻ nhiều hơn. Đi khám, nhập viện, điều trị lúc nào cũng có mặt Như trước tiên, chở tôi đi, đợi tôi. Sắp xếp công việc, xin phép chồng con, thậm chí bỏ show, xém mất việc tại công ty dầu khí để trông chừng, tiếp khách, giữ tiền, lo chi phí các loại cho tôi trong bệnh viện, lí do là đi rồi gửi gắm tôi cho ai, Như cũng không yên tâm" .

Mai Phương còn viết: " Vợ cảm ơn chồng nhiều lắm, nói bao nhiêu cũng không đủ lời để cảm ơn chồng. Mọi sự lo lắng và vất vả của chồng, vợ đều biết. Có đôi lúc vợ giận vì cái gì chồng cũng phải rõ ràng nhưng yêu lắm. Cũng phải xin lỗi vì những điều chồng hy sinh cho vợ mà mọi người không biết đến. Bên cạnh chị Ốc Thanh Vân, chồng là người ngoài gia đình mà thật sự thương vợ. Người mà vợ luôn mang nợ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là chồng" .

Trong đám tang cố diễn viên Mai Phương, vẫn luôn thấy MC Bảo Như tất bật đón khách, to tươm tất hậu sự. Mai Phương đi rồi, nhưng người ta sẽ nhớ mãi về một nữ diễn viên có thật nhiều: có cô con gái nhỏ đáng yêu, có nụ cười thật đẹp và có cả những người bạn tốt.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 5.
Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 6.

Tiên Nguyễn chính thức hết bệnh và về nhà: 'Hy sinh cho con là cha mẹ, mở rộng vòng tay đón con trở về là Việt Nam'

Những ngày vừa qua, dịch bệnh Covid-19 đã có những diễn biến phức tạp khiến đông đảo người dân quan tâm. Giữa thời điểm nhạy cảm, tin vui Tiên Nguyễn - em chồng Hà Tăng cũng là con gái của vợ chồng tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn nhận kết quả âm tính với virus corona sau thời gian dài điều trị khiến nhiều người vô cùng an tâm. 

Được biết, con gái "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn đã được các y bác sĩ tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM chăm sóc ân cần.

Mới đây, Tiên Nguyễn chia sẻ tin vui khỏi bệnh và được xuất viện về nhà trên Instagram cá nhân với nội dung như sau:

Hôm nay Tiên đã hết bệnh và được xuất viện!

Sinh con ra, lo lắng và hy sinh cho con lúc bình yên cũng như sóng gió là cha mẹ.

Mở rộng vòng tay đón con trở về trong lúc hoạn nạn là quê hương, là tổ quốc Việt Nam.

Cứu con, chữa trị và chăm sóc con qua cơn bạo bệnh là các y bác sĩ và điều Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM.

Con xin tri ân và trân trọng cám ơn.

Tiên cũng xin chân thành cám ơn bạn bè người thân và những người yêu mến Tiên đã theo dõi và động viên tinh thần Tiên suốt thời gian qua!

Tiên sẽ chính thức quản lý quỹ từ thiện của tập đoàn, và mong rằng những nhà hảo tâm trong và ngoài nước cùng chung tay góp sức với Tiên làm nhiều việc ý nghĩa cho cộng đồng.

Rất nhiều bạn bè, dân mạng đã để lại bình luận chúc mừng Tiên Nguyễn và mong cô sẽ hoàn thành xuất sắc trong vai trò mời để đóng góp cho cộng đồng.

Tiên Nguyễn chính thức hết bệnh và về nhà: Hy sinh cho con là cha mẹ, mở rộng vòng tay đón con trở về là Việt Nam - Ảnh 2.

Tiên Nguyễn nở nụ cười khi nhận được kết quả âm tính Covid-19 sau thời gian điều trị.

Trẻ em có thể là nguồn lây truyền nCoV tiềm tàng

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tỉnh Chiết Giang, đứng đầu là Song Qifa, thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Ninh Ba, và Chen Dong thuộc Bệnh viện Trung ương Ôn Châu, đăng tải trên tạp chí Lancet ngày 25/3.

Các nhà khoa học phân tích dữ liệu sức khỏe của 36 bệnh nhi Covid-19, độ tuổi từ một đến 16, kể từ tháng 1 đến cuối tháng 2. Trong đó 7 trường hợp biểu hiện triệu chứng hô hấp nhẹ, không có ca nào nghiêm trọng. Trẻ em từ hai thành phố Ôn Châu và Ninh Ba chiếm 5% tổng số ca bệnh. Tất cả đều đã tiếp xúc gần với thành viên gia đình mắc Covid-19 hoặc từng tới ổ dịch.

Nghiên cứu chỉ ra rằng so với bệnh nhân trưởng thành, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như ho, sốt và viêm phổi ở trẻ em ít nghiêm trọng. Biểu hiện bệnh cũng nhẹ hơn nhiều so với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

"nCoV ít ảnh hưởng đến trẻ em. Covid-19 truyền nhiễm mạnh nhưng lại không biểu hiện nhiều ở trẻ nhỏ", các nhà khoa học cho biết.

Trẻ em đeo khẩu trang vui chơi tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Trẻ em đeo khẩu trang vui chơi tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Song lượng lớn bệnh nhi không triệu chứng và không có thông tin dịch tễ rõ ràng làm tăng nguy cơ lây lan trong cộng đồng, trở thành thách thức đối với hệ thống y tế của các quốc gia.

"Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu là bằng chứng rõ ràng cho thấy trẻ em dễ bị nhiễm bệnh, nhưng không được chú ý. Điều này có thể thúc đẩy khả năng truyền nhiễm của virus", hai chuyên gia y tế người Canada là Alyson Kelvin và Scott Halperin nhận định.

Họ cũng cảnh báo, cần tìm hiểu thêm về vai trò của trẻ trong chuỗi lây truyền virus, đồng thời cho rằng các nước nên cân nhắc đến yếu tố này khi hoạch định chính sách khống chế đại dịch và bảo vệ những người dễ bị ảnh hưởng.

Nghiên cứu độc lập khác công bố trên Tạp chí Y học New England cho ra kết quả tương tự. Trong số 171 trẻ em tại Vũ Hán, 15,8% không có triệu chứng hoặc không biểu hiện ngay lập tức.

Phân tích thực hiện ở thành phố Vũ Hán bởi các nhà khoa Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog học Bắc Kinh và Hong Kong cũng chỉ ra rằng: "Bệnh nhân không có triệu chứng không phải điều quá hiếm gặp. Việc xác định khả năng lây nhiễm của những người này là tương đối quan trọng trong phát triển hướng dẫn điều trị và kiểm soát đại dịch".

Nhiều bậc cha mẹ tại Trung Quốc cho rằng hiện còn quá sớm để cho trẻ đi học trở lại. Ảnh: AFP

Nhiều bậc cha mẹ tại Trung Quốc cho rằng hiện còn quá sớm để cho trẻ đi học trở lại. Ảnh: AFP

Nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại việc đóng cửa trường học sẽ ảnh hưởng tới những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không thể tiếp cận việc học trực tuyến.

Tại Trung Quốc, các cha mẹ có nhiều luồng quan điểm khi nhắc tới vấn đề này.

Xu Zhen, phụ huynh của một bé gái 11 tuổi sinh sống tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô, cho rằng nguy cơ lây nhiễm thấp dù trường học mở cửa trở lại vào tháng tới.

"Thành phố của tôi không có bệnh nhân mới trong nhiều tuần liền, cũng chưa báo cáo ca bệnh nào từ nước ngoài. Tôi nghĩ tình hình đang được kiểm soát", cô nói.

Đối với Shen Juan, giờ vẫn còn quá sớm để con trai 7 tuổi của cô nhập học, bởi dịch bệnh diễn biến khó lường. Ủy ban y tế của thành phố Bắc Kinh cho biết gần 95% trường hợp đã hồi phục. Song gần đây số ca bệnh tới từ nước ngoài gia tăng.

Ngày 30/3, Trung Quốc không ghi nhận ca dương tính mới. Tổng số bệnh nhân từ đầu mùa dịch của nước này là hơn 81.000. Trong đó khoảng 75.000 người đã được điều trị thành công.

Thục Linh (Theo SCMP )

Chiến sự Syria: Tuyệt vọng phá nhà tù, xông lên tấn công, IS tổn thất đắng cay

Theo AMN, các tù nhân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tìm mọi cách thoát khỏi nhà tù Ghuweiran, Syria đêm qua một lần nữa nhưng tiếp tục bị Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) bắt giữ tại tỉnh Al-Hasakah.

Theo báo cáo, SDF đã nhanh chóng khôi phục trật tự sau khi các tù nhân Nhà nước Hồi giáo cố gắng thoát ra khỏi nhà tù Ghuweiran.

Các tù nhân ISIS ra sức trốn thoát khỏi nhà tù nhưng chúng không thể đi xa được Al-Hasakah. Một số kẻ khủng bố được tìm thấy tại các tòa nhà đang xây dựng dở, một số trốn trong các khu công nghiệp gần đó.

Một nguồn tin cho biết một số kẻ khủng bố IS đã chiếm được vũ khí hạng nhẹ khi thoát khỏi nhà tù và giúp chúng thuận lợi trong việc vượt ngục tuy nhiên thành công của chúng chỉ là tạm thời. Không lâu sau khi vượt ngục, chúng lại bị bắt và bị trừng phạt cay đắng.

Nhà tù trung tâm Ghuweiran có khoảng 5.000 tù nhân IS từ 54 quốc gia; đây là trung tâm giam giữ lớn nhất của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.

Chiến sự Syria: Tuyệt vọng phá nhà tù, xông lên tấn công, IS tổn thất đắng cay - Ảnh 2.

Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thành lập lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp

Ngày 29/3, hãng tin Baladi News ủng hộ thánh chiến cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng hỗn hợp với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Greater Idlib của Syria.

Baladi News dẫn các nguồn tin thông thạo về nội bộ Ankara cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành lập 5 lữ đoàn biệt kích, trong đó có 3 lữ đoàn với nhóm Hồi giáo cực đoan Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NFL), và 2 với nhóm Hồi giáo cực đoan Quân đội Quốc gia Syria (SNA).

Các lữ đoàn này sẽ nằm dưới quyền chỉ huy chung của các sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ và các chỉ huy chiến trường Syria, vốn được phương Tây huấn luyện trong thời gian chiến tranh ở Syria.

Mỗi lữ đoàn biệt kích sẽ có trong biên chế 1.500 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và 1.500 tay súng Hồi giáo cực đoan Syria. Lực lượng mới được cho là sẽ mang tên là Lực lượng biệt kích đặc biệt (SCF). Tiến trình huấn luyện đào tạo được tổ chức tại các căn cứ quân sự bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong lực lượng này sẽ có khoảng 9.000 tay súng Syria, và sẽ được giao nhiệm vụ chiến đấu nếu lệnh ngừng bắn Nga -Thổ Nhĩ Kỳ bị vô hiệu hóa.

Sự hình thành của một lực lượng biệt kích đặc biệt ở quy mô này sẽ là một vấn đề rất lớn, nếu xét đến những liên kết đặc biệt giữa các nhóm khủng bố Hay’at Tahrir al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria), các nhóm theo tư tưởng al-Qaeda khác với SNA và NFL ở Greater Idlib. Dễ dàng thấy được, những tay súng được huấn luyện này sẽ là lực lượng bổ sung cho các nhóm thánh chiến để tấn công quân đội Syria.

Và như vậy, khi thỏa thuận ngừng bắn bị vô hiệu hóa, lực lượng biệt kích đặc nhiệm này sẽ phối hợp cùng với thánh chiến và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tấn công mở rộng vùng kiểm soát trên lãnh thổ Syria.

Nếu điều này thành hiện thực, Ankara đã không cần giấu giếm ý đồ của mình là chiếm đóng một phần lãnh thổ của Syria, tương tự như Israel với cao nguyên Golan.

QĐ Mỹ chặn đường, truy đuổi đoàn xe bọc thép Nga lao xuống ruộng ở Đông Bắc Syria

Ngày 31/3. Một xe đoàn tuần tra của Quân đội Mỹ đã chặn một đoàn xe tuần tra của Quân cảnh Nga, không cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ của Moscow sử dụng một tuyến đường Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog chính ở vùng Đông Bắc Syria .

Nhiều hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy đoàn xe bọc thép kháng mìn Oshkosh M-ATV của Mỹ đã can thiệp và ngăn cản các xe bọc thép của Nga trên trục đường chiến lược ở Đông Bắc Syria.

Đoàn xe quân cảnh Nga đã tìm cách đi vòng qua một trạm kiểm soát của Mỹ và bị mắc kẹt trên cánh đồng lầy lội.

Đoàn xe Quân cảnh Nga bị các lực lượng quân sự Mỹ chặn đường ở Đông Bắc Syria

Các xe bọc thép Tigr và xe thiết giáp chở quân BTR-82A của Nga cố gắng vượt qua trạm kiểm soát nhưng lại bị kẹt dưới ruộng và phải được kéo ra bằng xe bọc thép Typhoon-K (KAMAZ-53949).

Theo truyền thông địa phương, các lực lượng quân sự Mỹ đã ngăn chặn không cho đoàn tuần tra của Quân cảnh Nga tiến về một mỏ dầu tại đây.

Đoàn xe tuần tra Nga khi đó đang cố gắng tiến về cửa khẩu biên giới giữa Syria và Iraq, khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch chống lại SDF vào tháng 10/2019, Nga đã không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự ở Đông Bắc Syria, đặc biệt là khi Mỹ đưa ra quyết định rút phần lớn binh sĩ khỏi Syria.

Tuy nhiên, hiện nay Quân đội Mỹ vẫn duy trì hàng trăm binh lính đóng quân ở Đông Bắc Syria để phối hợp với Lực lượng Dân chủ Syria “chống khủng bố IS”.

Đám tang làm bùng nổ 'quả bom' nCoV

Đám tang Andrew Jerome Mitchell, một bảo vệ nghỉ hưu, được tổ chức theo kiểu truyền thống của miền nam nước Mỹ. Bạn bè, người thân tập trung tới đám tang ở hạt Dougherty, thành phố Albany, phía tây nam Georgia, cùng nhau trò chuyện Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog và ôn lại kỷ niệm về Mitchell.

Mọi người tham dự đám tang lau nước mắt, ôm lấy nhau, xì mũi và hát vang bài thánh ca. Đó là một đám tang với khoảng 200 người tham dự, đông đến mức mọi người phải đứng ra phía ngoài nhà nguyện. Họ sau đó ăn tiệc cùng nhau, với đủ món ăn truyền thống.

Dorothy Johnson, một trong 10 anh chị em của Mitchell, nhớ lại cảnh tượng cách đây hơn một tháng, tự hỏi rằng ai là người mang nCoV tới đám tang anh trai bà. "Chúng tôi không biết người đó là ai", bà Johnson nói.

Nhà nguyện M.L. King ở hạt Dougherty, thành phố Albany, bang Georgia. Ảnh: NYTimes.

Nhà nguyện M.L. King ở hạt Dougherty, thành phố Albany, bang Georgia. Ảnh: NYTimes.

Trong vài tuần sau đó, hàng chục họ hàng của bà Johnson ở thành phố Albany lần lượt đổ bệnh, trong đó có 6 anh chị em của bà, với các triệu chứng của Covid-19. Đám tang hôm 29/2 của ông Mitchell được các nhà dịch tễ học xem là "sự kiện siêu lây nhiễm", làm bùng nổ "quả bom" nCoV tàn phá thành phố Albany.

Hạt Dougherty với 90.000 dân ở Albany trở thành một trong những cụm dịch Covid-19 lớn nhất ở Mỹ, khi ghi nhận 24 ca tử vong vì Covid-19, nhiều hơn bất kỳ hạt nào khác của bang, với thêm 6 người chết nghi liên quan đến virus này, theo Michael L. Fowler, nhân viên pháp y địa phương. 9% số ca tử vong ở hạt là người Mỹ gốc Phi.

Các bệnh viện trong khu vực đều trong tình trạng quá tải khi có tới gần 600 ca dương tính với nCoV. Thống đốc bang Georgia Brian Kemp tuần trước điều động lực lượng Vệ binh Quốc gia để giúp các bệnh nhân nằm giường chăm sóc đặc biệt cũng như y bác sĩ kiệt sức vì chống dịch.

Bà Johnson tin rằng một người đến viếng đám tang đã bị nhiễm nCoV và khiến virus lây lan khi mọi người ôm hôn và chia buồn cùng nhau, nhưng ngoài ra, bà không có thêm thông tin gì. "Thực sự tôi không biết đổ lỗi cho ai sau những gì xảy ra tại Albany", bà nói.

Dù người đầu tiên mang mầm bệnh là ai, vấn đề lớn nhất chính là thời gian. Trong 10 ngày sau đám tang của Mitchell, không ai biết nCoV đã hiện diện ở thành phố, trong khi nó vẫn âm thầm lây lan. Cho tới khi biện pháp cách biệt cộng đồng được áp dụng vào 22/3, Covid-19 đã xuất hiện khắp mọi nơi.

"Chúng tôi không đổ lỗi cho bất kỳ người nào, nhưng thực tế là một cộng đồng hứng chịu quả bom như vậy chỉ do hành động của một người", Scott Steiner, giám đốc điều hành hệ thống y tế Phoebe Putney, cho hay.

Ông Mitchell được phát hiện qua đời ở phòng khách sáng 24/2, được cho là do đau tim. Đêm tổ chức tang lễ, một người đàn ông 67 tuổi tới viếng đã được đưa tới Bệnh viện Phoebe Putney Memorial vì bị khó thở, theo ông Steiner. Người đàn ông này bị bệnh phổi mạn tính và không có lịch sử đi lại tới khu vực có dịch nên không được cách ly. Nhân viên y tế cho rằng ông chỉ bị thiếu oxy.

Người này đã nằm viện điều trị một tuần và tiếp xúc với ít nhất 50 nhân viên bệnh viện, trước khi được chuyển tới Atlanta hôm 7/3 và được xác định dương tính với nCoV. Nhưng phải tới ngày 10/3, Bệnh viện Phoebe Putney Memorial mới biết thông tin bệnh nhân này nhiễm virus. Ngày 12/3, người đàn ông 67 tuổi qua đời và trở thành ca tử vong vì Covid-19 đầu tiên của bang.

Cho tới lúc đó, Covid-19 đã âm thầm lây lan khắp thành phố. Bà Emell Murray, vợ ông Mitchell, 75 tuổi, sau đó bị sốt và ớn lạnh. Bà được thông báo rằng bị nhiễm trùng đường tiết niệu và được nằm điều trị tại phòng bệnh thông thường. Alice Bell, con gái bà Murray, cho biết ba người dì đã tới thăm mẹ cô và tất cả sau đó đều được xác nhận nhiễm nCoV. Một trong ba người đã qua đời sau đó.

Sau vài ngày tương đối yên bình kể từ khi biết thông tin về bệnh nhân 67 tuổi nhiễm nCoV, Covid-19 giờ "như quả bom" ném xuống Albany, theo Fowler, nhân viên pháp y địa phương.

"Một vài người trong số họ có thể đã tới đám tang. Một số có thể là người thân của những người có mặt ở tang lễ đó. Mỗi ngày trôi qua lại có người sắp chết vì nCoV", Fowler nói.

Mục sư Daniel Simmons đứng bên ngoài nhà thờ Mt. Zion Baptist ở thành phố Albany. Ảnh: NYTimes.

Mục sư Daniel Simmons đứng bên ngoài nhà thờ Mt. Zion Baptist ở thành phố Albany. Ảnh: NYTimes.

Trong khi đó, ông Steiner cho biết chỉ trong vòng một tuần, những vật tư y tế mà bệnh viện dự trữ cho 6 tháng đều cạn kiệt.

Lúc đầu, các bác sĩ và y tá cố gắng tìm hiểu điều gì đang xảy ra, khi chứng kiến một loạt bệnh nhân, gồm cả người trẻ và khỏe mạnh, xuất hiện triệu chứng ho và sốt. Sau đó, những bệnh nhân này cần phải thở máy nhiều hơn và cuối cùng bị suy hô hấp hoàn toàn khi phổi chứa đầy dịch, theo Enrique Lopez, bác sĩ phẫu thuật 41 tuổi, người chịu trách nhiệm điều trị các ca bệnh nguy kịch.

"Tất cả phòng bệnh kín chỗ và có những ngày chúng tôi phải đặt nội khí quản cho 5 người liên tiếp, hết phòng này sang phòng khác. Đó là một trong những thời điểm tôi thực sự thấy quá tải trong suốt sự nghiệp của mình", Lopez nói.

Những nỗ lực tăng thêm giường bệnh cũng không đủ để đáp ứng số bệnh nhân ùn ùn kéo về. 14 giường chăm sóc đặc biệt (ICU) kín chỗ chỉ sau hai ngày đầu tiên. Bệnh viện đã phải trưng dụng 14 giường ICU của khoa tim mạch, nhưng nó cũng được lấp đầy chỉ hai ngày sau đó. 12 giường ICU của khoa phẫu thuật cũng chỉ đủ chỗ tiếp nhận bệnh nhân trong ba ngày tiếp theo.

Chỉ trong vài ngày, bệnh viện rơi vào cảnh thiếu nhân viên đến mức những người có kết quả dương tính với nCoV nhưng chưa có triệu chứng vẫn phải đi làm. Nhưng tuần trước, chỉ thị mới của chính quyền bang yêu cầu những nhân viên y tế nhiễm nCoV phải cách ly một tuần.

Lopez đã tránh tiếp xúc với gia đình suốt hai tuần vì sợ lây bệnh cho họ. "Những ngày này tôi ở trong gara. Tôi cho xe vào gara, sau đó lột bỏ đồ và tắm rửa sạch sẽ. Vợ tôi sẽ phần cho tôi một đĩa thức ăn, sau khi ăn xong tôi trở về gara để ngủ", Lopez nói.

Đám tang của Mitchell và của Johnny Carter một tuần sau đó tại nhà nguyện thành phố Albany nhanh chóng được xác định là nguồn lây nhiễm nCoV. 23 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên nhập viện Phoebe Putney đều từng tham dự ít nhất một trong hai đám tang này, theo Steiner.

"Chúng tôi sống trong một thành phố không quá lớn nên mọi người đều biết nhau. Chúng tôi dễ dàng biết được ai đã tới bệnh viện và ai từng tới đám tang nào", Chris J. Cohilas, chủ tịch hội đồng hạt Dougherty, cho hay.

Tin tức đã lan truyền nhanh tới mức nhiều người từng tham dự đám tang vội vã đi xét nghiệm, nhưng không đủ nhanh để kịp ngăn chặn một người nhiễm nCoV tham dự bồi thẩm đoàn xét xử một vụ án giết người vào ngày 12/3. Từ đó, cụm dịch mới hình thành trong sở cảnh sát và tòa án thành phố.

Những hoài nghi đã dẫn tới sự chia rẽ ở Albany, theo Daniel Simmons, mục sư tại nhà thờ Mt. Zion Baptist. Giống nhiều người được phỏng vấn khác, ông tự hỏi liệu hai đám tang trên có phải là nguồn lây nhiễm duy nhất.

"Nó gieo rắc sự sợ hãi: ai sẽ có mặt ở đám tang hoặc đám cưới mà tôi sẽ tổ chức vào Chủ nhật? Tôi có đi không? Tôi không đi à? Mọi người đã bắt đầu hỏi bạn có xuất hiện ở đám tang đó không", Simmons, mục sư của nhà thờ không liên quan gì tới hai đám tang kia, cho hay.

Nhiều nhà thờ trong thành phố bắt đầu cảm thấy bất bình. "Tâm điểm chú ý bây giờ của mọi người là nhà thờ. Sự kỳ thị đã xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà thờ. Một bức tường của sự thù ghét chia cắt nhà thờ với cộng đồng", ông nói.

Những lời phán xét cũng bắt đầu chĩa về phía gia đình bà Johnson. "Nhiều thành viên trong gia đình tôi đã cảm thấy phẫn nộ khi mọi người nói rằng anh trai tôi là thủ phạm. Anh ấy chết rồi. Anh ấy thậm chí có còn thở nữa đâu. Nhưng họ tức giận khi có tin đồn rằng anh ấy là người siêu lây nhiễm", bà Johnson nói.

Đến tuần trước, những câu hỏi về cách Covid-19 xâm nhập vào thành phố này đã được tạm gác sang một bên, khi mọi sự chú ý giờ tập trung vào số người nhiễm và chết vì Covid-19 không ngừng tăng. Bà Murray đã nhập viện và xuất viện hai lần, lần cuối là 24/3, bất chấp sự phản đối của con gái bà.

"Tôi đã cầu xin họ đừng đưa mẹ tôi về nhà, nhưng họ vẫn làm vậy", Bell nói.

Bell, 49 tuổi, cho biết cô không có đủ sức để giúp mẹ lật người, nên liên tục phải gọi giúp đỡ. "Tôi đã cầu xin họ giúp đỡ. Tôi có hai đứa trẻ nhỏ và không biết mình đã bị nhiễm bệnh hay chưa", Bell nói và cho hay cô có cảm giác họ đưa mẹ cô về nhà như thể để chờ chết.

Phoebe Putney đã phải chuyển bệnh nhân tới các bệnh viện khác ở Georgia với tốc độ chưa từng có, 40 ca bệnh trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, Steiner phủ nhận việc trả bất kỳ bệnh nhân ốm nặng nào về nhà. "Chúng tôi chỉ cho xuất viện khi thấy thích hợp", ông nói.

Tonya M. Thomas, con gái bà Dorothy Johnson. Ảnh: NYTimes.

Tonya M. Thomas, con gái bà Dorothy Johnson. Ảnh: NYTimes.

Đối với Johnson, điều quan tâm duy nhất của bà lúc này là con gái Tonya, người tuần trước phải nằm viện. Covid-19 tấn công cả gia đình cùng lúc, nhưng con gái 51 tuổi của bà là người ốm nặng nhất khi bị viêm cả hai bên phổi.

"Tôi cố gắng khỏe hơn để có thể đến đây chăm sóc con. Tôi có cảm giác rằng có thể khích lệ con gái nếu tôi không phải nằm viện", bà Johnson, một y tá chuyên khoa ung thư đã về hưu, cho biết.

Bà đến bệnh viện lúc 17h45 ngày 27/3, ngay khi Tonya hấp hối. Đối với bà, con gái Tonya là một "linh hồn xinh đẹp", là trung tâm của gia đình. Bà lặng lẽ rút máy thở và ống truyền khỏi người con gái. Chồng của Tonya, cùng con trai và em gái Abrigale đều có mặt trong phòng bệnh.

"Điều này thật sự đau đớn và tôi không thể chấp nhận nổi sự thật đó. Chúng tôi tới đám tang của một người thân yêu và rồi tất cả mọi người đều nhiễm bệnh", bà Johnson nói.

Đám tang của Tonya chỉ được diễn ra tại nghĩa trang với không quá 10 người tham dự, theo đúng nguyên tắc cách biệt cộng đồng.

Thanh Tâm (Theo NYTimes )

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Bãi biển Nha Trang đông nghịt người

Ba ngày sau khi Thủ tướng chỉ đạo không tập trung trên 20 người, bãi biển đường Trần Phú vẫn đông người. Đoạn từ đối diện tháp Trầm Hương đến đường Yersin, hàng trăm người tắm, tập thể dục, đá bóng, chạy bộ..., trong đó có nhiều trẻ em được người lớn dẫn theo. Rất đông người không mang khẩu trang.

Bãi tắm Nha Trang đông nghịt người, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Bãi tắm Nha Trang đông nghịt người, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Ông Nguyễn Duy Hải, 39 tuổi, nhà cách biển 2 km, có hai con (8-11 tuổi) được nghỉ học hai tháng qua, gửi ở nhà nội. "Tranh thủ lúc chưa cấm tắm biển, mình đưa vợ con ra đây hóng Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog mát, chứ ở nhà mãi chúng chán", ông nói. Còn ông Khương, 63 tuổi, cho biết cùng vợ đi tập thể dục rồi tắm biển vì duy trì thói quen thường ngày.

Quán xá dọc biển Nha Trang ngừng hoạt động, song nhiều người bán hàng rong như mực nướng, bánh tráng, dừa... vẫn mời chào khách. Một số bãi giữ xe khách tắm biển vẫn mở cửa, lấy với giá 5.000 đồng mỗi lượt.

Trên bờ, hệ thống loa phát thanh liên tục phát, thông báo "khuyến cáo không tập trung để phòng chống Covid-19".

Dịch vụ giữ xe bên bờ biển Nha Trang vẫn đông khách, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Dịch vụ giữ xe bên bờ biển Nha Trang vẫn đông khách, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó chủ tịch UBND Nha Trang nói đã gửi thông báo đến các cơ sở kinh doanh dọc bãi biển, yêu cầu đóng cửa để phòng chống Covid-19. Nhưng với bãi biển, chính quyền chỉ cảnh báo không tập trung đông người chứ chưa cấm. Lực lượng chức năng nhiều ngày qua ngoài phát loa thì thường xuyên kiểm tra, nhắc mọi người phải cách xa nhau trên hai mét.

Lãnh đạo thành phố cho rằng, bờ biển là nơi người dân tận hưởng ưu đãi thiên nhiên kết hợp chữa bệnh. Hơn nữa bờ biển từ đường Trần Phú kéo đến Phạm Văn Đồng khá dài (hơn 10 km), nếu cứ hạn chế trong nhà mà không thể dục thì cũng sinh bệnh. Do vậy, chính quyền thành phố đang bàn bạc việc này.

Sau ca khỏi bệnh và xuất viện hôm 4/2, đến nay Khánh Hòa chưa ghi nhận thêm trường hợp nào nhiễm nCoV. Ngành Y tế của địa phương đang cách ly 771 người trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Tại TP Quảng Ngãi , ngày 30/3, nhà chức trách đã dùng barie ngăn người dân xuống tắm bãi biển Mỹ Khê, ông Phạm Thanh Trí, Phó ban Quản lý Khu du lịch Mỹ Khê cho biết. Khu vực rào chắn được công an, dân phòng trực gác đến tối.

Đường vào bãi biển Mỹ Khê, TP Quảng Ngãi được chắn barrier ngăn người dân tắm biển, chiều 30/3. Ảnh: Phạm Linh.

Đường vào bãi biển Mỹ Khê, TP Quảng Ngãi được chắn barie ngăn người dân tắm biển, chiều 30/3. Ảnh: Phạm Linh.

Bãi biển Mỹ Khê là bãi tắm nổi tiếng nhất Quảng Ngãi. Những hôm trước, mỗi ngày có hàng trăm đến hàng nghìn người đến tắm ở bãi biển này, bất chấp cảnh báo không tập trung đông người.

Hiện Quảng Ngãi chưa ghi nhận ca dương tính nCoV, nhưng phần lớn các cơ sở thể thao, du lịch, nhà hàng, cà phê, quán bar, massage... đều đóng cửa theo yêu cầu của Thủ tướng và Chủ tịch UBND tỉnh.

Hôm 29/3, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo đóng cửa các bãi tắm công cộng đến 14/4, để tránh tập trung đông người.

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ phòng chống Covid-19 chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố, bãi biển vẫn còn nhiều người, một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc việc không tập trung trên 20 người.

Thủ tướng đề nghị người dân ở nhà , không ra đường nếu không có việc thật sự cần thiết. Chính phủ sẽ có chính sách đảm bảo an sinh xã hội, trước mắt với người thu nhập quá thấp; đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phù hợp, chất lượng để người dân không quá khó khăn.

Xuân Ngọc - Phạm Linh

Đội phản ứng nhanh chống dịch

Người gọi là một phụ nữ 27 tuổi, sốt, khó thở hai hôm nay. Trước đó cô chăm bố ốm tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

"Người này vừa có dấu hiệu lâm sàng, vừa có dịch tễ. Chúng tôi xử lý như một ca nghi nhiễm nCoV", bác sĩ Hồng, 30 tuổi, phó khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, nói.

Hơn chục phút sau, xe dừng trước một toà chung cư ở phường Trung Hoà. Toàn "đội cực nhanh" trong trang phục bảo hộ kín mít hối hả xuống xe và tiếp cận căn hộ có người nghi nhiễm. Chọn chỗ ngồi chéo với bệnh nhân, bác sĩ Hồng trấn an: "Chị cứ bình tĩnh, không cần quá lo lắng vì không phải cứ tiếp xúc với bệnh nhân là lây nhiễm". Cô dần bình tĩnh, sau một tiếng thì xâu chuỗi được đầy đủ lịch trình "đã đi đâu, làm gì, gặp những ai".

Khép phiếu điều tra dịch tễ kín hai mặt giấy, bác sĩ Hồng nhìn sang những đồng nghiệp, gật đầu. Bước tiếp theo là của kỹ thuật viên xét nghiệm Nguyễn Hải Linh với nhiệm vụ lấy dịch hầu họng của người nghi nhiễm trước khi chuyển người này ra xe đến bệnh viện đa khoa Đống Đa.

Cán bộ xử lý môi trường Lưu Danh Nhẫn phun khử trùng khắp căn hộ hơn 60 m2, mọi vật dụng trong nhà và khu vực ngoại cảnh. Chỉ có tiếng va chạm đồ đạc, ít khi có tiếng nói. Khi công việc kết thúc, cả đội mới rút quân. Sau lưng họ là khu chung cư im lìm, lúc 2 giờ sáng ngày 27/3.

Hồng, Nhẫn, Linh là 3 thành viên chủ lực trong đội phản ứng nhanh của Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, ngoài ra còn có thành viên làm nhiệm vụ hậu cần và lái xe. Toàn thành phố Hà Nội có 65 đội phản ứng nhanh, trong đó quận Cầu Giấy có hai đội với tổng số trên 20 thành viên.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 7/3. Ảnh: Danh Nhẫn.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 27/3. Ảnh: Danh Nhẫn.

Năm năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, bác sĩ Hồng nắm rõ địa bàn 8 phường, 285.000 dân này còn hơn cả con xóm nhỏ quê Thái Bình của mình. Cầu Giấy là địa bàn tập trung nhiều trường đại học lớn, mật độ dân cư cao và tập trung rất đông người thuê trọ - một trong các lý do khiến cuộc chiến chống Covid-19 tại đây căng thẳng.

"Phát súng đầu tiên" báo hiệu trận chiến của đội phản ứng nhanh Cầu Giấy nổ từ mùng 4 Tết, khi có một nghiên cứu sinh trở về từ Vũ Hán có biểu hiện nghi nhiễm bệnh. Từ 3h chiều, bác sĩ Hồng cùng đồng nghiệp đến nơi ở của bệnh nhân trên đường Trần Quý Kiên khai thác dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần để cách ly, phun khử trùng. Đội hoàn tất các công việc khi đồng hồ đã sang ngày mùng 5 Tết.

Kể từ lúc đó anh bị cuốn vào cuộc chiến "chống dịch như chống giặc". Trong tháng 2, đội rà soát những công dân trở về từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sang đầu tháng 3, khi có bệnh nhân dương tính đầu tiên ở Hà Nội, đội lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tất các những người từ nước ngoài về. Từ 26/3, đội nhận thêm nhiệm vụ mới là rà soát, lấy mẫu, cách ly tất cả các bệnh nhân điều trị nội ngoại trú và những người ra vào Bệnh viện Bạch Mai.

"Thời gian trước chúng ta chủ yếu chống dịch từ bên ngoài. Giai đoạn này khó khăn hơn vì đã có ổ dịch từ bên trong", bác sĩ Hồng nói.

Sau giấc ngủ chỉ dài 3 tiếng, sáng sớm 27/3 anh Hồng cùng đội đã có mặt ở Nhà sinh hoạt tổ 30 phường Trung Hoà lấy mẫu dịch tễ. Hơn 1h chiều cả đội mới ăn bữa trưa, ngay sau đó lại tiếp tục công việc tới 8h tối. Lịch trình này vẫn "căng" vào hai ngày cuối tuần qua. Đến nay hai đội đã sàng lọc được 55 trường hợp từng khám chữa bệnh và 310 người qua lại Bệnh viện Bạch Mai.

Nhà ở Ngã Tư Sở, chỉ cách 15 phút chạy xe, nhưng từ 6/3 bác sĩ Hồng cắm chốt tại cơ quan trực chiến. Anh đã quen với việc sang chiều mới ăn trưa, sang ngày hôm sau mới ăn cơm tối. Triền miên là những đêm chỉ ngủ được từ 3 đến 6 tiếng. "Mệt nhưng cũng không ngủ được. Lo lắng nên trong lòng cứ bồn chồn, không yên tâm", anh bộc bạch.

Đặt lưng xuống là anh nghĩ đến những người hôm nay tiếp xúc, lo kết quả của họ ngày mai. Nên ngay khi có kết quả xét nghiệm dù đêm muộn thế nào anh cũng báo cho bệnh nhân. Hồng nhớ một bác soát vé ở một điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô từng tiếp xúc với bệnh nhân người Anh dương tính, đi chuyến bay VN54 hồi đầu tháng 3. Thời điểm phát hiện đã gần một tuần kể từ ngày tiếp xúc và trong thời gian này bác soát vé đã gặp gỡ cả trăm người. Bệnh nhân hoảng sợ không nhớ được lịch trình. Bác sĩ Hồng vừa phải động viên, trấn an, vừa khai thác thông tin, sau 2 ngày mới truy hết được các "F".

Thời khắc nhận kết quả âm tính của người này, trong đầu nam bác sĩ như "có pháo hoa nở". Cuộc gọi được kết nối ngay trong đêm. "Bác ấy cảm ơn rối rít, nhưng thực ra tôi mới phải nói lời cảm ơn. Nhờ kết quả những người âm tính như bác ấy mà tôi thấy được tiếp thêm sức mạnh", anh chia sẻ.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho người vợ mới cưới cảm ơn vì giỏ hoa quả vợ gửi shipper mang đến trong tối 17/3. Ảnh: Phan Dương.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho vợ cảm ơn vì giỏ hoa quả gửi shipper mang đến trong tối 17/3 và cho biết sẽ không về nhà trong 2 tuần tới. "Anh muốn dành toàn lực cho cuộc chiến", Hồng nói với người vợ mới cưới. Ảnh: Phan Dương.

Cởi bỏ bộ đồ bảo hộ, đôi mắt kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh, 28 tuổi trũng sâu, chiếc áo blouse trắng ướt sũng vì mồ hôi. Trời hôm 27/3 nắng và oi, Linh lấy mẫu xét nghiệm của những người từ nước ngoài về và người liên quan Bệnh viện Bạch Mai suốt 12 tiếng, chỉ có một tiếng nghỉ trưa.

Phải đứng thời gian dài trong bộ bảo hộ kín và không được uống nước nên gần cuối giờ làm việc đôi chân anh như muốn rã ra. Nhưng cảm giác này vẫn chưa là gì với cơn đau nhức ở vành tai và vùng mắt vì kính và khẩu trang thít chặt. Mỗi lúc nằm xuống cả vùng da đầu đau buốt.

"Vì thiếu không khí và mất nước nên Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog lúc cởi bỏ khẩu trang trông mặt ai cũng ỉu xìu như đang buồn lắm", chàng kỹ thuật viên trẻ phân trần. Mươi phút sau khi uống cạn chai nước 500 ml, rồi ngửa mặt hít một hơi dài, anh dần tươi tỉnh.

Trong đội phản ứng nhanh chống dịch, Linh làm công đoạn lấy mẫu bệnh phẩm - việc được cho là nguy cơ lây nhiễm cao nhất bởi khoảng cách tới người nghi nhiễm chỉ hơn một gang tay. Thao tác lấy dịch mũi, họng cũng dễ khiến người bệnh bị kích thích ho, hắt hơi. Vài ngày nay, Linh đã lấy từ 40-50 mẫu xét nghiệm mỗi ngày.

"Thủ thuật an toàn nhất là đứng chéo với người bệnh. Lấy dịch họng trước, sau đó bệnh nhân đeo khẩu trang che miệng để lấy dịch mũi. Như vậy dù có ho thì nguy cơ cũng giảm", người kỹ thuật viên 5 năm trong nghề chia sẻ.

Linh là em út trong đội nên được ưu ái hơn một chút nhưng từ 6/3, chàng trai này cũng dọn đến ở tại cơ quan để cùng các đồng nghiệp lên đường bất kể giờ nào. "Có những hôm hết việc lúc nửa đêm, các anh em thay nhau vào phòng tắm, úp mỳ tôm ăn, mệt quá mà ngủ say quên trời đất", Linh kể.

Nhà Linh cách cơ quan 2 km, có bố mẹ, em gái và bà nội. Hai hôm nay, trong những cuộc gọi về anh động viên bố mình, một tài xế taxi, tranh thủ thời gian Hà Nội hạn chế các phương tiện công cộng, để nghỉ ngơi.

Bác sĩ Nguyễn Hải Linh mệt mỏi sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu bệnh phẩm. Anh ở tại cơ quan để trực từ 6/3, dù nhà cách đây 2 km. Ảnh: Phan Dương.

Kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Phan Dương.

Hơn 10 năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy với nhiều vai trò cùng lúc như thư ký hoạt động tiêm chủng và giám sát chuyên môn nên công việc của anh Lưu Danh Nhẫn chỉ chỉ gói gọn trong giờ hành chính. Nhưng hơn hai tháng có dịch, hiếm khi anh được đi ngủ trước nửa đêm, thời gian làm việc lên đến 12, 14 giờ/ngày và không có ngày cuối tuần.

Giai đoạn căng thẳng nhất là từ chiều tối 6/3, Hà Nội xuất hiện ca dương tính đầu tiên. Nhẫn và các thành viên đội phản ứng nhanh vẽ bản đồ dịch tễ quanh trường hợp bệnh nhân 17. Anh dẫn đầu một đội đến ngõ 22 Phạm Thận Duật và chung cư Tràng An - nơi tài xế của bệnh nhân số 17 từng đến, khai thác dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, chuyển 3 "F1" đi ra cách ly, đồng thời hướng dẫn cách ly tại nhà cho 56 "F2".

"Lúc tôi đặt lưng xuống giường đã là 4h kém 5. Tâm trạng hôm đó rất buồn vì nghĩ Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã kiểm soát rất tốt, không thể ngờ dịch lại đến từ chuyến bay đó", anh nhớ lại.

6 ngày sau, dịch về gần hơn nữa khi ghi nhận ca dương tính số 39, sống trên địa bàn Cầu Giấy. Đội của Nhẫn mất 12 tiếng mới điều tra được tổng quát dịch tễ của bệnh nhân này và các F1, F2. Hơn 9h đêm, anh tiếp tục cùng đội phòng chống dịch phun khử trùng 1.200 m2 toà chung cư mini nơi bệnh nhân này thuê trọ. Công việc cuốn anh vào đến mức "không còn thời gian để mà lo lắng nữa".

Ngoài nhiệm vụ chống dịch Nhẫn còn nhận thêm nhiệm vụ giải đáp thắc mắc của người dân, thậm chí thuyết phục người nghi nhiễm đi cách ly. Anh kể, có bệnh nhân F1 38 tuổi ở Mai Dịch khi đã vào bệnh viện vẫn tiếp tục gọi điện "tâm sự" về những lo lắng trong này. Anh lắng nghe, thi thoảng giải thích cho chị hiểu các quy định hay khó khăn của bác sĩ làm nhiệm vụ. Cuối cùng chị nói: "Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian nói chuyện để tôi hiểu hơn trách nhiệm công dân của mình".

Đến hiện tại, Cầu Giấy ghi nhận ca dương tính số 6, trong tổng số 85 ca nhiễm của Hà Nội. Trong những cuộc điện thoại của người dân gọi đến, anh Nhẫn thường nói thêm một câu: Hai tuần tới là thời gian quý báu, mỗi người dân hãy là một chiến sĩ chống dịch.

Những "người lính" trong đội phản ứng nhanh như Nhẫn, Hồng, Linh... tin Hà Nội sẽ kiểm soát được dịch.

Phan Dương

Năm cách nuôi dạy trẻ hướng ngoại

1. Phát triển tương tác xã hội

Nếu muốn con hướng ngoại, cha mẹ cần tạo điều kiện để con tham gia nhiều tương tác xã hội, được vui chơi, trò chuyện cùng những đứa trẻ khác. Các chuyên gia tâm lý về trẻ em khuyên phụ huynh nên cho con tham gia hoạt động có cấu trúc (được lên kế hoạch bởi người lớn) hoặc hoạt động phi cấu trúc (hoạt động tự do, thường do trẻ làm chủ).

Trong hoạt động phi cấu trúc, trẻ có thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, học cách quản lý nhóm. Ngược lại, tham gia hoạt động có cấu trúc, trẻ sẽ khó nghe theo hướng dẫn của người khác nhưng đây là cách giúp các em hiểu rằng quy tắc là một phần của cuộc sống. Dù có khả năng lãnh đạo, các em cũng phải làm theo những quy tắc duy trì trật tự nhất định.

Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể dục để giải tỏa năng lượng. Sân chơi, trung tâm thể thao, câu lạc bộ tại trường học có thể là những khu vực giải trí an toàn, lành mạnh.

2. Trau dồi kỹ năng xã hội

Những đứa trẻ hướng ngoại có thể rất thân thiện với mọi người xung quanh. Bằng chứng là chúng xung phong được giới thiệu bản thân hoặc nhận trách nhiệm lãnh đạo nhóm nhưng có thể thiếu kỹ năng học tập xã hội vì mải nghĩ về bản thân. Trẻ có thể tỏ ra hung dữ, khó chịu khi thấy bạn hướng nội không phản ứng với hoạt động nhóm.

Một trong những vai trò của phụ huynh là hướng dẫn con về sự sẻ chia, đồng cảm với người khác, hiểu cách hành vi của chúng tác động đến người khác. Chẳng hạn, con kêu gọi bạn bè tẩy chay một người bạn khác, bạn phải can thiệp ngay lập tức và giúp con nhận ra giá trị của tình bạn, tinh thần đoàn kết. Dù con bạn nhận được nhiều sự chú ý nhất trong nhóm, hãy luôn dạy rằng: "Chia sẻ thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Con hãy giúp đỡ, để ý đến những bạn khác trong nhóm".

Ảnh: Istock.

Ảnh: Istock.

3. Công nhận điểm mạnh của trẻ

Trẻ hướng ngoại có sự tự tin cao hơn những đứa em khác, đây là một trong những ưu điểm. Nếu chứng kiến sự mạnh mẽ của con, bạn đừng ngại khen ngợi để duy trì động lực nhưng không để các em nảy sinh thói tự kiêu.

4. Tôn trọng sự khác biệt

Không chỉ công nhận ưu điểm của trẻ, cha mẹ hãy dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt của bạn bè xung quanh. Ví dụ, trong nhóm có những em tính cách hướng nội, thường tỏ ra rụt rè, ít nói. Những đứa trẻ hướng ngoại cho rằng bạn hướng nội là người không thân thiện nên xa lánh hoặc phớt lờ. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng và bao dung với người khác.

Dù trẻ thích chơi với những người có tính cách hướng ngoại như mình, bạn hãy khuyến khích con làm quen, mở lòng với những bạn hướng nội.

Mục tiêu của việc này không phải để chứng minh con bạn là người giỏi hòa đồng mà khiến con tôn trọng sự khác biệt trong tính cách của mọi người. Tất cả trẻ em lớn lên và phát triển các kỹ năng xã hội bằng cách tương tác, học hỏi và thừa nhận những tính cách khác nhau.

5. An toàn là ưu tiên hàng đầu

Trẻ em được dạy phải giữ an toàn cho bản thân nhưng trẻ hướng ngoại thường có xu hướng "thu hút" sự nguy hiểm vì bản tính thích khám phá và không ngại dấn thân. Những đứa trẻ hướng ngoại luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè và người khác có thể coi đây là điểm yếu để lợi dụng trẻ làm việc nguy hiểm thay cho mình như bắt nạt bạn bè, chơi trò mạo hiểm. Ngoài ra, vì tính cách thân thiện, hòa đồng, các em có thể kết giao với những người bạn xấu hoặc người lạ.

Là cha mẹ của trẻ hướng ngoại, bạn nên chú ý đến ranh giới giữa an toàn và phát huy tính cách. Hướng dẫn con cách đánh giá hoặc chọn bạn bè Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog để chơi, cảnh giác trước nguy hiểm và cân nhắc khi tham gia hoạt động nguy hiểm.

Tú Anh (Theo She Knows )

Giá dầu xuống dưới 20 USD mỗi thùng

Phiên giao dịch ngày thứ hai (30/3), giá dầu WTI của Mỹ đã có lúc giảm đến 9,4%, chạm mốc 19,35 USD mỗi thùng, thấp nhất trong vòng 18 năm qua. Trong khi đó, giá dầu Brent giảm 12%, giao dịch ở mức 22,95 USD mỗi thùng. Mức giá này lần cuối được xác lập là vào năm 2002.

Sáng nay (31/3), giá bật tăng trở lại. Hiện mỗi thùng Brent tăng 0,79% lên 22,94 USD. Còn dầu WTI tăng 2,79% lên 20,65 USD.

Với phần lớn thế giới đang "bất động" trong đại dịch, nhu cầu về dầu đã lao dốc thẳng đứng. Mọi người ngừng đi lại còn kinh doanh thì đình trệ, khiến tiêu thụ xăng và nhiên liệu máy bay giảm mạnh.

Nhu cầu suy yếu ngay lúc cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC+ hết hạn. Bắt đầu từ 1/4, liên minh 14 thành viên OPEC và một số nước xuất khẩu dầu mỏ lớn khác có quyền bơm bao nhiêu dầu vào thị trường tùy thích. Trong đó, Saudi Arabia là một trong những quốc gia tuyên bố sẽ đẩy mạnh sản xuất.

Với áp lực vào cung lẫn cầu, các nhà phân tích dự đoán giá dầu WTI đã giảm 54% trong tháng này nhưng điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước. "Tác động của Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu, cùng khả năng lưu trữ dầu thô toàn cầu đạt tối đa trong quý II sẽ tạo ra một kịch bản "ác mộng". Có khả năng dầu thô có thể được thử thách quanh ngưỡng 10 USD mỗi thùng", Raymond James, nhà phân tích của John Freeman, nhận định.

Bank of America một lần nữa hạ dự báo giá dầu vào hôm qua (30/3). "Trên cơ sở hàng quý, chúng tôi dự báo chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất trong tiêu thụ dầu toàn cầu từng được ghi nhận", Francisco Blanch, người đứng đầu nhóm phân tích của nhà băng, cho biết.

Giá dầu giảm mạnh khiến các công ty năng lượng cắt giảm kế hoạch chi tiêu. Các Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog công ty thăm dò và sản xuất có trụ sở tại Mỹ là một trong những đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những công ty này đang vật lộn để hòa vốn. Một số nhà phân tích cho rằng, sẽ có một làn sóng hợp nhất và phá sản diễn ra.

"Các chuỗi cung ứng ngành dầu bị phá vỡ, do tổn thất lớn 'không thể tin được' về nhu cầu, buộc tất cả phải điều chỉnh chuỗi cung ứng trong tháng 4 và tháng 5: Tăng lưu trữ, cắt giảm tỷ lệ nhà máy lọc dầu hoạt động và ngừng cung cấp ở thượng nguồn", Rystad Energy, người đứng đầu về thị trường dầu mỏ của Bjornar Tonhaugen, cho biết. Công ty này dự kiến cắt giảm 16 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 4.

Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận rằng Bộ trưởng Mike Pompeo đã nói chuyện với Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman. Cuộc họp này diễn ra sau khi Tổng thống Trump nói rằng Mỹ sẽ can thiệp vào giá dầu khi thích hợp.

Phiên An ( theo CNBC )

Sản phụ chật vật giữa Covid-19

Song nhân viên y tế không tiếp nhận Young, cho biết thời gian sinh nở của cô còn chưa tới. Hôm ấy là ngày 18/3.

Hai ngày sau, Young tìm kiếm dọc các cửa hàng trong thành phố để mua khăn giấy trẻ em, tã lót cùng nước rửa tay. Cô và mẹ mình vô gia cư, phần nhiều đi lại bằng phương tiện công cộng. Dịch bệnh quét qua, họ ở tạm với những người họ hàng, song vẫn cần mua thêm nhu yếu phẩm trước khi lệnh hạn chế đi lại được ban hành. Cả hai đã mua khăn giấy, nhưng không tìm được tã lót.

Tối cùng ngày, Young trở lại bệnh viện, song một lần nữa phải về nhà. Bác sĩ cho biết tử cung của cô mới chỉ mở 2 cm thay vì 6 cm như khi chuyển dạ tích cực.

Theo kế hoạch ban đầu, Young sẽ được Joy Dean, một tình nguyện viên của Chiến dịch Sacramentos’s Black Child Legacy hỗ trợ quá trình sinh nở. Sau khi bị nhiều bệnh viện từ chối, Dean đưa cô tới Trung tâm Y tế California, một trong những cơ sở hiếm hoi thực hiện chương trình trợ cấp cho người có thu nhập thấp ở thời điểm này. Song để phòng ngừa sự lây lan của Covid-19, Dean không được phép cùng Young vào phòng đẻ.

Một sản phụ và chồng trước bệnh viện Sản Bắc Kinh. Ảnh: NY Times

Một sản phụ và chồng trước Bệnh viện Sản Bắc Kinh. Ảnh: NY Times

"Tôi không lo lắng vì virus. Tôi lo rằng sẽ chẳng ai nghe mình nói gì", sản phụ 28 tuổi cho biết. Cô cũng chia sẻ mình sẽ cảm thấy khá hơn nếu có Dean ở cạnh.

Nước Mỹ đang vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19. Trong khi đó hàng chục nghìn người phụ nữ buộc phải sinh con trong tình cảnh ngặt nghèo chưa từng có. Các bệnh viện chuyển khâu điều trị trước và sau khi sinh sang chăm sóc từ xa, hạn chế hoặc cấm hoàn toàn khách ghé thăm sản phụ.

Nhiều cơ sở cho phép các bà mẹ lựa chọn khởi phát chuyển dạ (bác sĩ sẽ kích thích các cơn gò tử cung giúp sản phụ sinh con qua ngã âm đạo). Vài nơi chuyển hoàn toàn khoa phụ sản thành khu điều trị Covid-19.

Các thay đổi này khiến cho những đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, hiệp hội y khoa và cả bệnh nhân quay cuồng, cố gắng đưa ra quyết định sáng suốt.

"Sự thay đổi tính bằng ngày", Thorild Urdal, một hộ sinh 35 năm kinh nghiệm tại San Francisco cho biết.

Đại dịch tạo sức ép lên hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn có nhiều vấn đề tại Mỹ. Trong nhiều năm liền, tỷ lệ thai phụ tử vong ở mức đáng báo động. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2007, 12,7/100.000 phụ nữ đã chết trong quá trình mang thai, chuyển dạ hoặc 42 ngày sau sinh. Năm 2018, con số này tăng lên 17,4. Tình hình thậm chí nghiêm trọng hơn ở phụ nữ da màu.

Nhiều nhân viên y tế lo ngại nỗ lực ngăn chặn Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến các bà mẹ và trẻ sơ sinh, để lại hậu quả khó lường, chỉ thật sự lộ rõ khi đại dịch đã kết thúc.

Trong khi đó, các bệnh viện vẫn vật lộn để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tháng này, Tập đoàn Y tế Permanente tại California trở thành hệ thống bệnh viện đầu tiên hỗ trợ sinh nở cho thai phụ ở tuần thứ 39 hoặc khởi phát chuyển dạ đối với những trường hợp cần thiết.

Các bác sĩ tại đây "nỗ lực giúp họ vượt cạn thành công trước khi đại dịch trở nên trầm trọng hơn, ngay thời điểm thai nhi đủ tháng", tiến sĩ Amanda Williams, người đứng đầu khoa sản tại Permanente cho biết.

"Chúng tôi không ép bất cứ ai thực hiện khởi phát, nhưng vẫn khuyến nghị làm điều này nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến tiêu cực", tiến sĩ Williams cho biết.

Song Jhoanna Galvez, một nữ hộ sinh tại Los Angeles không đồng ý với quan điểm trên. Cô cho Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog biết khởi phát chuyển dạ có thể kéo dài quá trình sinh sản, tăng thời gian thai phụ phải ở lại bệnh viện, đi ngược lại mục đích phòng ngừa dịch bệnh ban đầu.

Đại học Phụ sản Mỹ hiện chưa ban hành hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Các chuyên gia lưu ý phụ nữ mang thai không dễ nhiễm nCoV hơn những người khác, song các triệu chứng như nhiễm trùng đường hô hấp trên và sốt cao có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc sốt cao ở sản phụ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ảnh: Shutterstock

Các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc sốt cao ở sản phụ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ảnh: Shutterstock

Trong khi khởi phát chuyển dạ là chủ đề gây tranh cãi, nhiều bệnh viện chọn cách đóng cửa hoàn toàn khoa sản để tạo thêm không gian cho bệnh nhân Covid-19.

Tại San Francisco, hệ thống của Trung tâm Y tế California Pacific đã chuyển đổi một trong hai phòng đẻ thành khu điều trị cách ly Covid-19. Phụ nữ chuyển dạ (không có triệu chứng nhiễm virus) được gửi đến cơ sở khác của hệ thống.

Song vấn đề các bà mẹ gặp phải không chỉ dừng lại sau cách cửa phòng sinh. Casey Hogle, một sản phụ có con đầu lòng tại bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston cho biết quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên khi trở về nhà, cô đối mặt với nhiều thách thức khác.

"Tác động lớn nhất là về mặt xã hội. Gia đình nội ngoại sẽ không được gặp em bé trong một thời gian dài nữa", cô xúc động nói.

Trở lại với Latoyha Young, đến ngày 26/3, cô vẫn chờ đợi để sinh con mà chưa tìm mua được tã lót. Mẹ của cô từ chối rời xa con gái mình, bất chấp các quy định của bệnh viện.

Cuộc khủng hoảng y tế đã khiến nhiều người cân nhắc việc sinh con tại nhà thay vì đến bệnh viện. Song tiến sĩ Taraneh Shirazian, chủ tịch Saving Mothers, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào sức khỏe bà mẹ toàn cầu nhấn mạnh, sinh con tại bệnh viện vẫn là sự lựa chọn an toàn nhất bởi cả thai nhi và sản phụ đều có nguy cơ biến chứng cao nếu không có sự hỗ trợ của bác sĩ.

Thục Linh (Theo NY Times )

Anh có thể kéo dài phong tỏa đến 6 tháng

"Nước Anh phải hành động có trách nhiệm và từ từ cắt giảm các biện pháp cách biệt cộng đồng. Chúng ta không thể đột ngột trở lại bình thường, đó là điều rất nguy hiểm. Sẽ mất khoảng 3-6 tháng để xem liệu chúng ta có thể trở về cuộc sống thường nhật hay không", Phó giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng Jenny Harries nói trong cuộc họp báo tại thủ đô London hôm 29/3.

Bà cảnh báo mọi nỗ lực chống Covid-19 của Anh có thể "đổ xuống biển" nếu lập tức chấm dứt toàn bộ lệnh phong tỏa, khiến nước này đối mặt với đỉnh dịch thứ hai. "Điều đó không có nghĩa là chúng ta đóng cửa hoàn toàn trong vòng 6 tháng", Phó giám đốc Harries nói, thêm rằng một số biện pháp có thể được nới lỏng hoặc thay đổi tùy vào tình hình dịch bệnh.

Người dân xếp hàng ngoài một hiệu thuốc tại thủ đô London hôm 30/3. Ảnh: AFP.

Người dân xếp hàng Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ngoài một hiệu thuốc tại thủ đô London hôm 30/3. Ảnh: AFP .

Chính phủ Anh hôm 23/3 cấm người dân ra đường trừ một số trường hợp nhất định, áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm khắc nhất kể từ sau Thế chiến II. Cửa hàng, phòng gym và địa điểm tôn giáo sẽ bị đóng cửa, mọi hoạt động xã hội, bao gồm cả đám cưới, sẽ phải hoãn. Tuy nhiên, các đám tang vẫn được tổ chức.

Thủ tướng Boris Johnson cho phép cảnh sát được bắt những người đi lại "không cần thiết" và phớt lờ lời kêu gọi ở nhà. Người vi phạm có thể bị phạt 60 bảng Anh (khoảng 74 USD) khi vi phạm lần đầu và 120 bảng Anh (khoảng 148 USD) nếu tái phạm.

Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh cho biết nước này đến nay đã ghi nhận 19.522 ca dương tính nCoV, trong đó 1.415 người đã chết. Giáo sư Neil Ferguson từ Đại học Hoàng gia London, cố vấn dịch tễ học hàng đầu của chính phủ Anh, nhận định các biện pháp kiểm soát của London đang bắt đầu có hiệu quả.

"Tỷ lệ tăng người nhập viện đang chậm lại, đó là kết quả từ những hành động của chính phủ của người dân", ông nói nhưng cảnh báo đây chưa phải tín hiệu đáng mừng, cho rằng điều này trên không phản ánh tình hình gia tăng số người chết mỗi ngày.

"Chúng ta đang thiếu nhiều dữ liệu trực tiếp về số ca nhiễm", giáo sư Ferguson nói, cho biết Anh mới tiến hành gần 130.000 xét nghiệm và con số người mắc Covid-19 thực tế cao hơn nhiều so với thống kê. "Chúng tôi nghĩ khoảng 40% người bệnh không có triệu chứng và có thể 2-3% dân số Anh đã nhiễm nCoV".

Vũ Anh (Theo CNN )